Bệnh tụ huyết trùng ở gà gây thiệt hại về kinh tế và năng suất nếu không kịp thời phát hiện và điều trị. Đây là căn bệnh phổ biến ở gia cầm, trong bài viết này sv388.direct sẽ chia sẻ các thông tin về nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị để gà được khỏe mạnh, giảm thiểu rủi ro cho chủ trang trại.
Tìm hiểu nguyên nhân gây nên bệnh tụ huyết trùng ở gà
Đây là căn bệnh truyền nhiễm ở gia cầm, có tên khoa học là Pasteurellosis. Gà mắc bệnh tụ huyết là do vi khuẩn Pasteurella multocida gram âm gây ra. Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố bên ngoài khác cũng làm cho vật nuôi mắc bệnh tụ huyết trùng ở gà, đó là:
- Nhiệt độ khí hậu thời tiết thay đổi đột ngột làm cho gà không thích ứng kịp thời.
- Thức ăn, nước uống cho vật nuôi bị nhiễm khuẩn, nấm mốc hoặc kém chất lượng.
- Không gian chuồng trại không được vệ sinh, sát trùng thường xuyên, định kỳ theo quy định của cơ quan thú y.
Biểu hiện nhận biết bệnh tụ tuyết trên trên gà
Cũng giống như bệnh Newcastle, bệnh tụ huyết trùng ở gà cũng được chia thành 3 thể, bà con tham khảo:
Thể quá cấp tính
- Gà chết đột ngột, tốc độ chết nhanh, chưa kịp theo dõi triệu chứng.
- Một số gà mái có hiện tượng nhảy lên ổ và chết luôn trên đó.
- Ở thể này, tỷ lệ vật nuôi chết chiếm 90%.
Thể cấp tính
- Gà sốt cao, lên tới 42-43 độ C.
- Vật nuôi có dấu hiệu chán ăn hoặc bỏ ăn.
- Lông xù, ủ rũ.
- Ở miệng gà có nhờn, sủi bọt, đôi khi đi kèm với máu.
- Gia cầm thở nhanh, mạnh và gấp, thậm chí lại khó thở.
- Gà bị tiêu chảy, phân bị lỏng, có màu xanh trắng, kèm theo dịch nhầy.
- Mào gà có màu tím do máu tụ lại.
Thể mãn tính
- Xuất hiện ở giai đoạn cuối ổ dịch.
- Yếm và mào gà bị sưng, phù nề.
- Vật nuôi sụt cân nhanh.
- Đi đứng không vững, siêu vẹo, loạng choạng và khó khăn, do các khớp xương bị viêm nhiễm, nếu nặng thì gà bị liệt.
- Tình trạng tiêu chảy kéo dài liên tục, phân có màu vàng.
Bệnh tích bệnh tụ huyết trùng ở gà
Tới đây, bà con cũng đã nắm được các biểu hiện của bệnh tụ huyết trùng ở gà. Tuy nhiên, để nhận biết rõ hơn, cùng SV388 tìm hiểu bệnh tích thông qua hình thức mổ khám nội tạng của vật nuôi. Cụ thể là:
- Gan sưng to, nếu quan sát thật kỹ sẽ nhìn thấy những nốt hoại tử màu trắng.
- Cũng giống như gan, tim vật nuôi cũng bị sưng và xuất huyết, chứa dịch màu vàng.
- Phổi bị viêm và tụ máu, chứa dịch màu đỏ nhạt.
- Niêm mạc ruột của vật nuôi bị viêm, chảy máu và tụ máu.
- Buồng trứng sưng to, viêm nhiễm…
- Lá lách bị sưng, viêm, có nhiều nốt hoại tử lốm đốm khắp bề mặt.
- Các khớp bị viêm, kèm theo mủ.
- Trên nhiều cơ quan tổ chức khác, xuất hiện các nốt hoại tử theo vùng hoặc tràn lan.
Hướng dẫn điều trị bệnh tụ huyết trùng hiệu quả, nhanh khỏi ở gia cầm
Chẳng có chủ chăn nuôi nào mong muốn vật nuôi mắc bệnh tụ huyết trùng ở gà. Khi quan sát và theo dõi gia cầm bị bệnh, điều đầu tiên SV388 khuyên bà con nên cách ly gà ngay lập tức, rồi tiến hành điều trị theo phác đồ dưới đây:
- Cho vật nuôi dùng thuốc BIO AMOXICILLIN 50% theo liều lượng được ghi trên bao bì với tỷ lệ 100gram thuốc cho 1000kg gà, sử dụng liên tục trong vòng 3-5 ngày, ngày 2 lần.
- Còn không thì cho gia cầm sử dụng BIO AMOXYCOLI liên tục 3-5 ngày, theo công thức 100gram thuốc cho 700-800kg gà.
- Ngoài ra, bà con có thể dùng thuốc BIO AMPICOLI MAX để chữa bệnh tụ huyết trùng ở gà hiệu quả, trong khoảng 3-5 ngày liên tục, với tỷ lệ 100 gram thuốc cho 500-700kg gà.
- Song hành với đó, để sức đề kháng vật nuôi được tăng, chủ chăn nuôi có thể bổ sung vitamin, khoáng chất, điện giải, ví dụ như: HAN SOBITOL, BIO SORBITOL, PERMASOL…
Phòng bệnh tụ huyết trùng ở gia cầm hiệu quả
Thực sự, bệnh tụ huyết trùng ở gà nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại hậu quả đáng tiếc, gây thiệt hại kinh tế cho bà con. Do đó, SV388 sẽ hướng dẫn chủ chăn nuôi các biện pháp nâng cao phòng chống bệnh cho gia cầm hiệu quả. Đó là:
- Vệ sinh chuồng trại thường xuyên, sát khuẩn bằng cách phun thuốc chuyên dụng hoặc rắc vôi để ngăn chặn mầm bệnh phát sinh gây bệnh cho vật nuôi.
- Máng ăn, máng uống cho gia cầm dọn dẹp sạch sẽ.
- Không gian chuồng trại cần được để trống khoảng thời gian, độ 20 ngày trước khi thả lứa nuôi mới.
- Tiến hành tiêm vắc xin cho gà theo từng giai đoạn phát triển của gia cầm theo quy định của cơ quan thú y.
- Để ngăn chặn bệnh tụ huyết trùng ở gà, bà con SV388 cần cho vật nuôi uống vitamin, khoáng chất, chất điện giải… với mục đích sức đề kháng gia cầm được nâng cao đáng kể.
- Thường xuyên quan sát và theo dõi đàn gà, nếu phát hiện dấu hiệu bất thường, nên cách ly ngay lập tức.
Sv388.direct hi vọng qua chuyên mục tin tức này bà con có được các thông tin hữu ích về bệnh tụ huyết trùng ở gà. Để tránh thiệt hại về kinh tế, bà con nên thực hiện đúng quy chuẩn của cơ quan thú y là tiêm vắc xin cho gia cầm, bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ, chuồng trại sạch sẽ và thông thoáng… Chúc bà con chăn nuôi thành công và nâng cao năng suất.