Bệnh đậu gà là gì, cách điều trị ra sao?

Ở xung quanh miệng, mào, mắt của gà… xuất hiện các nốt mụn, là dấu hiệu đặc trưng của bệnh đậu gà. Đây là căn bệnh có tốc độ lây lan nhanh, bà con cần lên phương án điều trị lập tức để hạn chế những rủi ro trong quá trình chăn nuôi. Muốn hiểu sâu hơn về căn bệnh gia cầm này, cùng sv388.direct tham khảo các thông tin dưới đây.

Nguyên nhân gây nên bệnh đậu gà

Bệnh đậu ở gà là do virus fowlpox gây nên, được xếp vào căn bệnh truyền nhiễm cho gia cầm. Cho dù nhiệt độ thời tiết có khắc nghiệt như nắng nóng, ẩm ướt hay hanh khô… thì khả năng tồn tại của virus đậu gà rất lâu, sức đề kháng cực kỳ cao. Con đường lây truyền của loại bệnh này, là từ các loại côn trùng như muỗi, ruồi… cắn gà bệnh sang gà khỏe.

Nguyên nhân gây nên bệnh đậu ở gà là do vi rút fowlpox gây nên
Nguyên nhân gây nên bệnh đậu ở gà là do vi rút fowlpox gây nên

Dấu hiệu nhận biết bệnh đậu ở gà

Tiếp tục, SV388 chia sẻ cho bà con các triệu chứng nhận biết gà đang mắc bệnh đậu, để từ đó có hướng điều trị sao cho chuẩn xác. Hiện tại, biểu hiện của bệnh đậu gà được chia thành 3 thể, đó là:

Thể ngoài da (hay còn gọi là đậu khô)

  • Ở các vùng không có lông như mí mắt, mào, tích, tai, chân… xuất hiện các nốt mụn, gây khó khăn trong việc ăn uống, cản trở tầm nhìn. Lúc đầu, nốt đậu có kích thước nhỏ, màu trắng xám…. dần dần hình thành u đậu như mụn cóc, có màu vàng… rồi thời gian sau vỡ ra thành vảy đậu.
  • Khi mắc bệnh đậu gà, vật nuôi có hành vi lắc đầu, sức ăn giảm sút.
  • Ở thể này, nếu bà con chữa trị kịp thời thì bệnh sẽ khỏi, tỷ lệ chết chiếm phần trăm thấp. Sau khi hết bệnh, vật nuôi phát triển bình thường.

Thể yết hầu (còn được gọi là đậu ướt)

  • Ở thể này, vật nuôi có triệu chứng bỏ ăn, mệt mỏi, ủ rũ và sốt.
  • Niêm mạc khóe miệng, thanh quản và hầu họng…. phủ một lớp màng mỏng có màu trắng hoặc vàng. Khi gạt lớp màng đó đi, thì ở phía dưới sẽ có những nốt loét.
  • Từ miệng gà chảy ra chất nhờn, kèm theo mủ, gây nên tình trạng khó thở, có mùi… tăng tỷ lệ chết.

Thể hỗn hợp

  • Là sự kết hợp giữa thể ngoài da và thể yết hầu.
  • Gà con từ 3-4 tuần tuổi, khả năng mắc bệnh đậu gà thể hỗn hợp rất cao.
  • Bệnh tiến triển rất nhanh và phần trăm vật nuôi chết ở thể này chiếm phần trăm cao.
Dấu hiệu nhận biết bệnh đậu gà là quanh mào xuất hiện các nốt mụn có kích thước nhỏ lớn khác nhau
Dấu hiệu nhận biết bệnh đậu gà là quanh mào xuất hiện các nốt mụn có kích thước nhỏ lớn khác nhau

Hướng dẫn điều trị bệnh đậu ở gà nhanh khỏi và hiệu quả

Nếu chẳng may vật nuôi mắc bệnh đậu gà, bà con SV388 có thể xử lý và điều trị theo hướng dẫn dưới đây:

  • Dùng nước muối pha loãng rồi rửa sạch các nốt mụn ngoài da cho gia cầm. Kế tiếp, dùng thuốc xanh Methylen 2% hoặc cồn Iod 1-2% bôi vào mụn đậu đó, liên tục trong vòng 3-4 ngày, mỗi ngày 2 lần.
  • Trường hợp mụn có kích thước quá to, chủ chăn nuôi có thể dùng dao hoặc dụng cụ chuyên dụng để gọt cắt, rồi dùng thuốc để bôi.
  • Ngoài ra, bà con có thể sử dụng một số loại thuốc phòng kế phát, đó là: AZ GENTA – TYLOSIN, AMPI – COLI extra, thực hiện đúng theo chỉ dẫn được ghi trên bao bì.
  • Trong quá trình điều trị bệnh đậu gà, chủ chăn nuôi nhớ bổ sung cho vật nuôi chất dinh dưỡng, vitamin A, C để nâng cao sức đề kháng. Và nhớ sử dụng các sản phẩm trợ sức sau: MEBI-ADE, BCOMPLEX C, MEBILACTYL 4 WAY WS,…để vật nuôi được phát triển, hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
Dùng thuốc Xanh Methylen để thoa bên ngoài các nốt mụn trị bệnh đậu gà hiệu quả
Dùng thuốc Xanh Methylen để thoa bên ngoài các nốt mụn trị bệnh đậu gà hiệu quả

Phòng chống bệnh đậu ở gà, bà con tham khảo

Như SV388 có chia sẻ ở trên, bệnh đậu gà là do vi rút gây nên, rồi từ gà bệnh dần dần lây lan sang gà khỏe. Vì thế để ngăn chặn mầm bệnh phát tán, chủ chăn nuôi cần nâng cao biện pháp phòng bệnh. Cụ thể là:

  • Chuồng trại cần được xây dựng ở nơi cao ráo, chắc chắn, đảm bảo được tiêu chí mát mẻ mùa hè, ấm áp mùa đông. Hi88
  • Không gian chuồng trại cần dọn dẹp thường xuyên, xử lý bằng cách phun thuốc sát khuẩn như Hankon, Haniodine 10%, Hanmid  để tiêu diệt vi khuẩn và các loại côn trùng gây bệnh.
  • Nước uống, thức ăn cho vật nuôi cần đảm bảo dinh dưỡng, hợp vệ sinh. Tuyệt đối không cho gà ăn thức ăn ôi thiu, không đảm bảo chất lượng.
  • Dụng cụ thức ăn như máng ăn, máng uống… cần được dọn dẹp, cọ rửa thường xuyên để vi khuẩn không có cơ hội trú ngụ, sinh sôi.
  • Tiến hành tiêm vắc xin cho gà theo quy định của cơ quan thú y để phòng chống nguy cơ mắc bệnh.
  • Khi phát hiện gia cầm có dấu hiệu mắc bệnh đậu gà, chủ chăn nuôi cần cách ly ngay lập tức, tìm cách chữa trị.

Tới đây, SV388 hi vọng bà con đã nắm được các thông tin về bệnh đậu ở gà. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người thắc mắc, bệnh ở gia cầm có lây lan sang người không.

Tính tới thời điểm hiện tại, chưa có một chứng minh nào cho rằng bệnh đậu ở gia cầm lây lan và gây nguy hiểm cho chủ chăn nuôi. Thế nhưng, để đảm bảo an toàn, khi xử lý vật nuôi mắc bệnh, bà con nên mang găng tay, khẩu trang… thực hiện xong nhớ dùng xà phòng để sát khuẩn.

Sv388.direct rất mong với những tin tức chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho bà con trong việc nhận biết, điều trị và phòng chống bệnh đậu gà. Khi chăn nuôi, bà con nhớ thực hiện tiêm chủng đúng cách, đủ liều lượng để gia cầm khỏe mạnh, nâng cao năng suất kinh tế.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *